Finger Math là chương trình toán học chỉ với đôi bàn tay, trẻ sẽ được học cách tính nhẩm cộng trừ trong phạm vi từ 0 tới 99.
Đối với phương pháp này, bé sẽ được học cách sử dụng kết hợp hình ảnh lên xuống đôi bàn tay và các con số để tính toán. Điểm khác biệt và độc đáo của phương pháp này là bình thường bé chỉ có thể đếm và cộng trừ trên bàn tay trong phạm vi 0-10; nhưng với phương pháp Finger Math, bé có thể đếm và cộng trừ đến hai con số (trong phạm vi từ 0-99, ví dụ 45 - 24 + 52 - 18 - 29 + 13). Việc bé thao tác tính toán bằng các ngón tay là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy sẽ giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng, giúp bé yêu thích môn toán, không còn sợ tính toán.
Phương pháp học toán Finger Math đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… Chương trình này áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công.
4 lợi ích nổi bật mà finger math đem lại cho các bé:
Rèn luyện khả năng tính toán: Với Finger Math bé được tính nhẩm từ 0-99 ở mức độ cơ bản và cao hơn nữa là vô tận vì thể khả năng tính toán của bé sẽ thay đổi đáng kể khi học theo phương pháp này.
Rèn luyện mức độ tập trung: Vì các bé cần tập trung vào con số, phép tính. Số càng lớn, mức độ rèn luyện càng cao. Thế nên người ta hay ví Finger Math như tập gym cho não bộ vậy.
Rèn luyện khả năng tư duy: Đối với Finger Math, sau khi bé dùng tay một thời gian sẽ có thể hình dung được hai bàn tay trong đầu. Từ đó không cần dùng tay khi tính toán nữa.
Giúp bé phát triển toàn diện 2 bán cầu não trái và bán cầu não phải: Trong khi giáo dục truyền thống chỉ tập trung vào phát triển bán cầu não trái thì Finger Math hướng tới sự phát triển toàn diện của bé.
With the Chisanbop method
Right and Left Hand Rules
Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ đếm số thành thạo.
Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị)
Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại.
Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)
Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số 80: ngón áp út, số 90: ngón út.
Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.
Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11.
Trẻ cần học đếm số từ 0 đến 99, xem hình minh họa bên dưới:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
Addition and subtraction rules
Quy ước trong phép cộng
Khi đã bung hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta bung tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục bung ra thì đồng thời các ngón ở hàng đơn vị phải thu lại.
Quy ước trong phép trừ
Khi đã thu về hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta thu tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục thu về thì đồng thời các ngón hàng đơn vị phải bung ra.
Lưu ý: khi thực hiện trừ và cộng đối với số có 2 chữ số , ta thực hiện trừ và cộng hàng chục trước, sau đó mới thực hiện trừ và cộng hàng đơn vị.
Ví dụ : 38 + 61, ta thực hiện 38+60 trước, sau đó mới cộng thêm 1. Tương tự: 72- 49, ta thực hiện 72-40 trước, sau đó mới trừ thêm 9.
Ghi chú: Cách tính trên trang Alpha Plus sẽ tính nhẩm liên quan đến con số 5 (ngón cái của bàn tay phải) hay 50 (ngón cái của bàn tay trái) thay vì cách tính trên.
Bạn muốn tìm hiểu thêm? CLICK VÀO ĐÂY để xem các ví dụ minh họa.